Giáo phận Bùi Chu (tiếng Latinh: Dioecesis Buichuensis) là một giáo phận Công giáo Rôma tại Việt Nam. Giáo phận có nhiều xứ đạo lâu đời và gắn liền với nhiều sự kiện quan trọng liên quan đến lịch sử hình thành và phát triển của Công giáo tại Việt Nam.
Tuy là giáo phận có diện tích nhỏ nhất ở Việt Nam (khoảng 1.350 km²) nhưng giáo phận Bùi Chu có số lượng cũng như mật độ tín hữu rất cao. Năm 2017, giáo phận có số giáo dân là 412.539 người, chiếm tỷ lệ 32,4% tổng dân số trên địa bàn giáo phận.
Về nhân sự, giáo phận có 212 linh mục, gần 1000 nữ tu, 166 chủng sinh.
Về cơ sở tổ chức, giáo phận có 13 giáo hạt với tổng số 159 giáo xứ, 17 chuẩn xứ, 425 giáo họ.
Giám mục chính tòa hiện nay của giáo phận là Tôma Aquinô Vũ Đình Hiệu.
Lịch sử
Ở châu Á, Việt Nam là nước đón nhận Tin Mừng từ sớm. Theo sử sách thì vào năm 1533 đã có những nhà truyền giáo đầu tiên tới Việt Nam và những địa danh đầu tiên đón nhận Tin Mừng: Trà Lũ, Quần Anh, Ninh Cường, đều là những miền đất thuộc giáo phận Bùi Chu.
Giáo phận Bùi Chu ngày nay chỉ thuộc địa bàn của sáu huyện, phần lớn là những huyện ven biển phía đông nam của tỉnh Nam Định, thuộc đồng bằng Bắc Bộ, bao gồm các huyện: Xuân Trường, Giao Thủy, Hải Hậu, Trực Ninh, Nghĩa Hưng và Nam Trực. Tuy nhiên, trước khi được hình thành như ngày hôm nay, giáo phận Bùi Chu thuộc địa phận Đàng Ngoài (được thành lập năm 1659). Sau đó, giáo phận Bùi Chu thuộc địa phận Đông Đàng Ngoài (được tách ra từ địa phận Đàng Ngoài vào năm 1679). Giáo phận Bùi Chu cũng đã thuộc địa phận Trung (được tách ra từ địa phận Đông Đàng Ngoài vào năm 1848).
Vào năm 1936, Tòa Thánh đã tách phần đất tả ngạn sông Hồng của địa phận Trung để thành lập Giáo phận Thái Bình, phần còn lại của địa phận Trung là giáo phận Bùi Chu ngày nay.
Tổng quan
Giáo phận Bùi Chu hiện nay nằm gọn trong tỉnh Nam Ðịnh, bao gồm sáu huyện (Xuân Trường, Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Trực Ninh, Nam Trực) và khu vực xứ Khoái Ðồng cùng khu vực phía nam sông Đào (các xã Nam Phong, Nam Vân và phường Cửa Nam) của thành phố Nam Ðịnh. Giáo phận được bao bọc bởi ba con sông lớn, tiếp giáp với ba giáo phận khác. Phía Ðông Bắc giáp với giáo phận Thái Bình bởi sông Hồng, phía Tây Bắc là sông Đào (nối sông Hồng với sông Ðáy) giáp với giáo phận Hà Nội, và phía Tây Nam qua sông Đáy là giáo phận Phát Diệm; phía Ðông Nam là vịnh Bắc Bộ (biển Đông).
Giáo phận thuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ nên toàn bộ dân cư là người Kinh. Dân chúng Bùi Chu có khoảng 84% làm nông nghiệp, 5% làm muối và đi biển, 11% làm nghề thương mại, cơ khí kỹ nghệ, tiểu thủ công nghiệp…
Nhà thờ chính tòa và Tòa giám mục
Bùi Chu là nhà thờ chính tòa của giáo phận Bùi Chu. Đây còn là nơi an nghỉ của 5 giám mục đã từng cai quản giáo phận.
Nhà thờ Bùi Chu được xây dựng theo phong cách kiến trúc Baroque dưới thời Pháp thuộc bởi giám mục Wenceslao Onate Thuận (1884) người Tây Ban Nha với chiều dài 78m, rộng 22m, cao 15m, hai tháp chuông cao 35m. Nhà thờ có chiếc đồng hồ cổ kính, sản xuất đơn chiếc theo đơn đặt hàng ở Pháp từ năm 1922. Máy đồng hồ có kích thước 1,2m x 0,7m, hoạt động theo nguyên tắc sử dụng thế năng. Ðồng hồ dùng ba quả tạ bằng kim loại, mỗi quả chừng 50 kg.
Nhà thờ Chính tòa Bùi Chu là một trong những nhà thờ cổ kính nhất ở các tỉnh phía Bắc, có lịch sử tương đương Nhà thờ Đức Bà ở Sài Gòn (ra đời năm 1880) và Nhà thờ Lớn Hà Nội (ra đời năm 1886). Đây là nơi lưu dấu ấn lịch sử truyền giáo, giao thoa văn hóa Đông – Tây ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ, là công trình có giá trị đặc biệt về phương diện lịch sử, văn hóa, nghệ thuật kiến trúc.
Trải qua hơn 100 năm, ngôi nhà thờ này vẫn đứng vững với những cột gỗ lim và những đường nét hoa văn mang dấu ấn kiến trúc phương Tây. Hàng năm vào ngày 8 tháng 8, ngày lễ quan thầy của giáo phận, có nhiều giáo dân tập trung về dâng lễ.
Giáo phận Bùi Chu hiện có dự tính hạ giải nhà thờ này để tái thiết nhà thờ mới. Việc này khiến nhiều kiến trúc sư không đồng tình, đề nghị tạm hoãn để chờ đánh giá toàn diện của Hội đồng di sản quốc gia. Một số kiến trúc sư kết luận nhà thờ chỉ hư hỏng nhẹ, không nhất thiết phải tháo dỡ. Họ cũng gửi đơn xin cứu xét đề nghị tạm hoãn hạ giải nhà thờ đến Thủ tướng, bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định. Theo ông Đặng Ngọc Cường – chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Xuân Trường, nơi nhà thờ tòa lạc thì Hội đồng linh mục giáo phận Bùi Chu đã họp bàn vấn đề này trong nhiều năm và đi đến quyết định hạ giải nhà thờ. Về mặt thủ tục hành chính, họ đã hoàn tất thủ tục.
Các đời giám mục quản nhiệm
STT | Tên | Thời gian quản nhiệm | Ghi chú |
---|---|---|---|
Hạt Đại diện Tông tòa Trung Đàng Ngoài | |||
1 † | Domingo Martí Gia | ![]() |
|
2 † | José María Díaz Sanjurjo An | ![]() |
|
3 † | Melchor García Sanpedro Xuyên | ![]() |
|
4 † | Berrio Ochoa Vinh | ![]() |
|
5 † | Bernabé García Cezón Khang | ![]() |
|
6 † | Manuel Ignacio Riaño Hòa | ![]() |
|
7 † | Wenceslao Oñate Thuận | ![]() |
|
8 † | Máximo Fernández Định | ![]() |
|
9 † | Pedro Muñagorri Obineta Trung | ![]() |
|
Hạt Đại diện Tông tòa Bùi Chu | |||
Pedro Muñagorri Obineta Trung | ![]() |
||
10† | Giuse Đa Minh Hồ Ngọc Cẩn | ![]() |
|
11 † | Tađêô Lê Hữu Từ | ![]() |
Giám quản Tông tòa |
12† | Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi | ![]() |
|
Giáo phận Bùi Chu | |||
13† | Giuse Maria Phạm Năng Tĩnh | ![]() |
|
14† | Đa Minh Lê Hữu Cung | ![]() |
|
15† | Giuse Maria Vũ Duy Nhất | ![]() ![]() |
|
* | Trống tòa | 1999-2001 | |
16† | Giuse Hoàng Văn Tiệm | ![]() |
|
17 | Phêrô Nguyễn Văn Ðệ | ![]() |
Giám mục Phụ tá |
18 | Tôma Vũ Đình Hiệu | ![]() |
Tiểu sử Đức cha Tôma Vũ Đình Hiệu
Khẩu hiệu Giám mục: “Ngài yêu họ đến cùng”
Đức Cha Tôma Vũ Đình Hiệu sinh ngày 30 tháng 10 năm 1954 tại Ninh Mỹ, giáo phận Bùi Chu, theo học tại tiểu chủng viện Xuân Lộc, trước khi lên Đại chủng viện thánh Piô 10 Đà Lạt.
Do tình trạng chính trị khó khăn của đất nước, Thầy Tôma Hiệu phục vụ tại giáo xứ Tân Mai trong 10 năm trời (1977-1988) trước khi về Tòa GM Xuân Lộc làm bí thư của Đức Cha Nguyễn Minh Nhật từ năm 1988 đến 1999 là năm thầy thụ phong Linh Mục (22-1-1999).
Sau khi thụ phong, Cha Tôma Hiệu tiếp tục phục vụ tại tòa GM rồi được gửi sang Pháp năm 2000 học thần học luân lý tại Học viện Công Giáo Toulouse, đậu cao học thần học tại đây năm 2006 rồi trở về nước, làm Chưởng ấn tòa GM Xuân Lộc. (SD 25-7-2009)
Từ năm 2013 tới nay, ngài là Giám mục của giáo phận Bùi Chu.
Trung tâm hành hương
Nhà thờ Phú Nhai nguyên thủy được tạo dựng bằng gỗ, lợp bồi do linh mục Chính xứ Emmanuel Rianô Hòa cho xây dựng vào năm 1866, ngay sau khi vua Tự Đức ký sắc lệnh tha đạo, chấm dứt gần 3 thế kỷ Kitô giáo bị bách đạo tại Việt Nam.
Năm 1881, Giám mục Hòa cùng với linh mục Barquerô Ninh xây nhà thờ thứ hai theo kiến trúc Á Đông và hai tháp chuông.
Năm 1916, Giám mục Phêrô Munagôri Trung và linh mục Morênô xây nhà thờ thứ ba theo Kiến trúc Gothic. Khánh thành năm 1922 nhưng bị cơn bão lớn tàn phá nặng nề vào ngày 24 tháng 6 năm 1929.
Năm 1930, để có kinh phí xây dựng nhà thờ, bề trên giáo phận đã mở cuộc xổ số trên toàn quốc. Sau nhiều biến cố lịch sử, nhà thờ này được xây dựng lại, hoàn thành và xức dầu cung hiến thánh đường vào ngày lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội 8 tháng 12 năm 1933.
Tháng 11/1949, một bộ phận quân viễn chinh Pháp chiếm đóng Phú Nhai, lấy nhà thờ có ngọn tháp cao làm điểm uy hiếp các vùng, lấy hai dãy hành lang làm trụ sở làm việc và dãy hướng Nam là nơi giam giữ, tra tấn cán bộ cách mạng, nhanh chóng xây dựng công sự đào hầm hào, đắp đường Ức từ Phú Nhai ra Bùi Chu để tiện việc hành quân, linh mục Lương Huy Hân làm tổng tuyên úy.
Sau thời gian chiến tranh bị hư hại, Nhà thờ được trùng tu tôn tạo bởi Giám mục Đa Minh Nguyễn Chu Trinh khởi công từ ngày 17 tháng 3 năm 2003 cho đến 26 tháng 9 năm 2004 thì hoàn thành như diện mạo hiện nay.
Nhà thờ gốc có phong cách kiến trúc Gothic đậm dấu ấn Tây Ban Nha, sau được xây lại theo phong cách kiến trúc Gothic nước Pháp. Nhà thờ có kích thước: dài 80 mét, rộng 27 mét, cao 30 mét. Hai tháp chuông cao 44 mét đặt 4 quả chuông được đúc từ Pháp chuyển sang với trọng lượng là: 2.000 kg – 1.200 kg – 600 kg và 100 kg.
Mặt tiền nhà thờ từ ngoài vào, bên phải có tượng đài Thánh Đaminh cao 17m, riêng phần tượng cao 2,3m. Bên trái có Lăng lưu trữ hài cốt của 83 người tử đạo thuộc họ đạo xứ Phú Nhai cao 15m.
Xung quanh nhà thờ có các phù điêu thể hiện 14 Đàng Thánh Giá
Khi khách tham quan đứng trên ngọn tháp cao của nhà thờ Phú Nhai sẽ được chiêm ngưỡng được toàn cảnh của Huyện Xuân Trường. Năm 2008 Đền Thánh Phú Nhai được nâng lên hàng thành Tiểu Vương cung Thánh đường (Minor Basilica).
Các nhà thờ lớn, chủng viện và tu viện
Đại chủng viện Bùi Chu đã trở lại hoạt động từ năm 2008 sau gần 50 năm bị đóng cửa, cơ sở của chủng viện được xây mới bên cạnh Tòa giám mục.
Giáo phận hiện có 5 hội dòng nữ tu đang hoạt động là: Dòng Đa Minh Bùi Chu, Dòng Mến Thánh Giá Kiên Lao, Dòng con Đức Mẹ Mân Côi (nhà chính đặt tại giáo xứ Trung Linh), Dòng Thừa sai Đức Mẹ Trinh Vương (nhà chính Liên Thủy), và Dòng Đức Mẹ Thăm viếng (nhà chính Liên Thủy). Giáo phận Bùi Chu cũng từng là nơi một dòng tu cho nam được thành lập là Dòng Đồng Công.
Các nhà thờ trong giáo phận chủ yếu được xây dựng theo các phong cách kiến trúc Gothic và Baroque, chịu ảnh hưởng của kiến trúc cổ Việt Nam. Trong đó có những nhà thờ chủ yếu theo kiến trúc Nam, với vật liệu chính là gỗ, cung thánh được sơn son thiếp vàng hay mặt tiền nhà thờ xây theo kiểu cổng tam quan. Giáo phận hiện có 12 Đền thánh (Shrine), trong đó Đền thánh Phú Nhai đồng thời là một Vương cung Thánh đường từ năm 2008. Một số nhà thờ lớn trong giáo phận:
- Đền thánh Kiên Lao
- Đền thánh Trung Lao
- Đền thánh Phương Chính
- Đền thánh Báo Đáp
- Đền thánh Ninh Cường
Danh sách các giáo hạt & giáo xứ
Hạt Báo Ðáp
- Đền thánh Báo Ðáp: Hồng Quang, Nam Trực
- Khoái Ðồng: đường Lê Hồng Phong, thành phố Nam Định
- Lã Ðiền: Ðiền Xá, Nam Trực
- Phong Lộc: Nam Phong, thành phố Nam Định
- Nam Dương: Nam Dương, Nam Trực
- Cổ Ra: Nam Cường, Nam Trực
- Trực Chính: Nam Giang, Nam Trực
- Hồng Quang: Hồng Quang, Nam Trực
- Hưng Nhượng: Nam Lợi, Nam Trực
Hạt Bùi Chu
- Chính tòa Bùi Chu: Xuân Ngọc, Xuân Trường
- Đền thánh Kiên Lao: Xuân Tiến, Xuân Trường
- Cát Xuyên: Xuân Thành, Xuân Trường
- Hạc Châu: Xuân Châu, Xuân Trường
- Liên Thủy: Xuân Ngọc, Xuân Trường
- Lục Thủy: Xuân Hồng, Xuân Trường
- Ngọc Tiên: Xuân Hồng, Xuân Trường
- Thủy Nhai: Xuân Thủy, Xuân Trường
- Trung Linh: Xuân Ngọc, Xuân Trường
- Xuân Dương: Xuân Hòa, Xuân Trường
Hạt Ðại Ðồng
- Đền thánh Ðại Ðồng: Giao Lạc, Giao Thủy
- Ðịnh Hải: Hồng Thuận, Giao Thủy
- Hà Cát: Hồng Thuận, Giao Thủy
- Hoành Ðông: Giao Thiện, Giao Thủy
- Phú Ninh: Giao Xuân, Giao Thủy
- Phú Thọ: Giao Thiện, Giao Thủy
- Thiện Giáo: Giao Hương, Giao Thủy
- Thuận Thành: Hồng Thuận, Giao Thủy
- Thanh Thủy: Giao An, Giao Thủy
- Trà Lũ: Giao An, Giao Thủy
- Minh Đường: Giao Thanh, Giao Thủy
- Lạc Nam: Giao Lạc, Giao Thủy
- Phú Hương: Giao Thiện, Giao Thủy
Hạt Kiên Chính
- Đền thánh Phương Chính: Hải Triều, Hải Hậu
- Kiên Chính: Hải Chính, Hải Hậu
- Tang Ðiền: Hải Chính, Hải Hậu
- Liên Phú: Hải Tây, Hải Hậu
- Quế Phương: Hải Tây, Hải Hậu
- Long Châu: Hải Hòa, Hải Hậu
- Xuân Ðài: Hải Hòa, Hải Hậu
- Trung Phương: Hải Quang, Hải Hậu
- Hải Điền: Hải Đông, Hải Hậu
- Tây Cát: Hải Đông, Hải Hậu
- Xuân Hà: Hải Ðông, Hải Hậu
- Hòa Ðịnh: Hải Lý, Hải Hậu
- Văn Lý: Hải Lý, Hải Hậu
- Xương Ðiền: Hải Lý, Hải Hậu
- Tân An: Hải Lý, Hải Hậu
- Thịnh Long: Thịnh Long, Hải Hậu
- Trung Châu: Thịnh Long, Hải Hậu
- Phú Hóa: Thịnh Long, Hải Hậu
Hạt Lạc Ðạo
- Lạc Ðạo: Nghĩa Lạc, Nghĩa Hưng
- Ðài Môn: Nghĩa Phú, Nghĩa Hưng
- Ðồng Liêu: Nghĩa Lạc, Nghĩa Hưng
- Ðồng Nghĩa: Nghĩa Hồng, Nghĩa Hưng
- Giáp Nghĩa: Nghĩa Hồng, Nghĩa Hưng
- Giáp Phú: Nghĩa Hồng,Nghĩa Hưng
- Bình Hải: Nghĩa Phú, Nghĩa Hưng
- Quần Lạc: Nghĩa Phong, Nghĩa Hưng
- Liêu Ngạn: Nghĩa Sơn, Nghĩa Hưng
- Giang Liêu: Nghĩa Sơn, Nghĩa Hưng
- Đồng Nhân: Nghĩa Lạc, Nghĩa Hưng
- Đồng Tâm: Nghĩa Lạc, Nghĩa Hưng
- Lạc Hồng: Nghĩa Phong, Nghĩa Hưng
- Nam Phú: Nghĩa Hồng, Nghĩa Hưng
- Thuần Hậu: Nghĩa Phú, Nghĩa Hưng
Hạt Liễu Đề
- Đền thánh Liễu Ðề: Liễu Ðề, Nghĩa Hưng
- Hà Dương: Nghĩa Châu, Nghĩa Hưng
- Cốc Thành: Nghĩa Ðồng, Nghĩa Hưng
- Ðại Ðê: Nghĩa Sơn, Nghĩa Hưng
- Chương Nghĩa: Hoàng Nam, Nghĩa Hưng
- Lý Nghĩa: Nghĩa Châu, Nghĩa Hưng
- Nam Trực: Nam Tiến, Nam Trực
- Ngoại Ðông: Nam Thái, Nam Trực
- Quần Liêu: Nghĩa Sơn, Nghĩa Hưng
- Quỹ Ðê: Trực Mỹ, Trực Ninh
- Quỹ Ngoại: Trực Mỹ, Trực Ninh
- Thạch Bi: Nam Thái, Nam Trực
- Bài thơ độc đáo về lịch sử Giáo họ Tân Liêu
- Giáo xứ Chương Nghĩa – Nhà thờ nhỏ niềm tin lớn
- Khám phá Nhà thờ Nam Trực – Nơi tình yêu bắt đầu!
Hạt Ninh Cường
- Đền thánh Ninh Cường: Ninh Cường, Trực Ninh
- An Nghĩa: Hải An, Hải Hậu
- Ðông Bình: Trực Phú, Trực Ninh
- Lác Môn: Trực Hùng, Trực Ninh
- An Ðạo: Hải An, Hải Hậu
- Tân Lý: Trực Hùng, Trực Ninh
- Tân Phường: Trực Hùng, Trực Ninh
- Tây Ðường: Trực Phú, Trực Ninh
- Tích Tín: Trực Ðại, Trực Ninh
- Tân Cường: Trực Cường, Trực Ninh
- Tân Châu: Trực Hùng, Trực Ninh
- Đền Thánh Ninh Cường – Nơi đón nhận hạt giống tin mừng đầu tiên
- Ninh Cường – Phúc âm địa linh | Bài thơ hay về Đền Thánh Ninh Cường
Hạt Phú Nhai
- Vương cung Thánh đường Phú Nhai: Xuân Phương, Xuân Trường
- Cát Phú: Xuân Phú, Xuân Trường
- Kính Danh: Xuân Trung, Xuân Trường
- Lạc Thành: Xuân Phú, Xuân Trường
- An Phú: Xuân Ðài, Xuân Trường
- Quần Cống: Thọ Nghiệp, Xuân Trường
- Nghiệp Thổ: Thọ Nghiệp, Xuân Trường
- Thánh Thể: Thọ Nghiệp, Xuân Trường
- Vạn Lộc: Xuân Phong, Xuân Trường
- Phù Sa: Xuân Phú, Xuân Trường
- Nam Ðiền: Xuân Vinh, Xuân Trường
- Giáo xứ Quần Cống – Nhất gia tam Thánh
- Khám phá Vương cung Thánh đường Phú Nhai – Từng là nhà thờ lớn nhất Đông Dương
Hạt Quần Phương
- Đền thánh Quần Phương: Yên Ðịnh, Hải Hậu
- Đền thánh Hưng Nghĩa: Hải Hưng, Hải Hậu
- Cồn Vẽ: Hải Anh, Hải Hậu
- Hai Giáp: Hải Anh, Hải Hậu
- Hải Nhuận: Hải Lộc, Hải Hậu
- Phạm Pháo: Hải Minh, Hải Hậu
- Phạm Rị: Hải Trung, Hải Hậu
- Phú Hải: Hải Phúc, Hải Hậu
- Giáp Nam: Hải Phương, Hải Hậu
- Tân Bồi: Hải Minh, Hải Hậu
- Triệu Thông: Hải Bắc, Hải Hậu
- Trại Đáy: Hải Minh, Hải Hậu
- Trung Thành: Hải Vân, Hải Hậu
- Kim Thành: Hải Vân, Hải Hậu
- Nam Hòa: Hải Minh, Hải Hậu
- Xuân Dục: Xuân Ninh, Xuân Trường
- Tùng Nhì: Trực Thắng, Trực Ninh
- Nam Đường: Hải Đường, Hải Hậu
Hạt Quỹ Nhất
- Quỹ Nhất: Quỹ Nhất, Nghĩa Hưng
- Chỉ Thiện: Nghĩa Thành, Nghĩa Hưng
- Giáo Lạc: Nghĩa Tân, Nghĩa Hưng
- Nghĩa Dục: Nghĩa Hải, Nghĩa Hưng
- Ninh Hải: Nghĩa Thắng, Nghĩa Hưng
- Phú Giáo: Nghĩa Hải, Nghĩa Hưng
- Phúc Ðiền: Nam Ðiền, Nghĩa Hưng
- Phương Lạc: Nghĩa Bình, Nghĩa Hưng
- Quần Vinh: Nghĩa thắng, Nghĩa Hưng
- Ân Phú: Nghĩa Hải, Nghĩa Hưng
- Văn Giáo: Nghĩa Hùng, Nghĩa Hưng
- Vinh Phú: Nghĩa Lợi, Nghĩa Hưng
- Âm Sa: Nghĩa Phú, Nghĩa Hưng
- Lạc Thiện: Nghĩa Thành, Nghĩa Hưng
- Ngọc Lâm: Nghĩa Hải, Nghĩa Hưng
- Rạng Đông: TT Rạng Đông, Nghĩa Hưng
Hạt Thức Hóa
- Đền thánh Thức Hóa: Giao Thịnh, Giao Thủy
- Đền thánh Sa Châu: Giao Châu, Giao Thủy
- Hoành Nhị: Giao Hà, Giao Thủy
- Ngưỡng Nhân: Giao Nhân, Giao Thủy
- Phong Lâm: Giao Phong, Giao Thủy
- Quất Lâm: Giao Lâm, Giao Thủy
- Du Hiếu: Giao Thịnh, Giao Thủy
- Duyên Thọ: Giao Nhân, Giao Thủy
- Mộc Đức: Giao Thịnh, Giao Thủy
- Diêm Điền: Bình Hòa, Giao Thủy
Hạt Tương Nam
- Đền thánh Trung Lao: Trung Ðông, Trực Ninh
- Tương Nam: Nam Thanh, Nam Trực
- Bách Tính: Nam Hồng, Nam Trực
- Dương A: Nam Thắng, Nam Trực
- Hưng Nhượng: Nam Lợi, Nam Trực
- Nam Hưng: Nam Lợi, Nam Trực
- Nam Lạng: Trực Tuấn, Trực Ninh
- Phú An: Cát Thành, Trực Ninh
- Trang Hậu: Nam Hải, Nam Trực
- An Lãng: Trực Chính, Trực Ninh
Hạt Tứ Trùng
- Tứ Trùng: Hải Tân, Hải Hậu
- An Cư: Hải Tân, Hải Hậu
- Giáp Năm: Hải Ninh, Hải Hậu
- Lục Phương: Hải Cường, Hải Hậu
- Nam Phương: Hải Sơn, Hải Hậu
- Ninh mỹ: Hải Giang, Hải Hậu
- Ninh Sa: Hải Giang, Hải Hậu
- Phúc Hải: Hải Phong, Hải Hậu
- Trùng Phương: Hải Ðường, Hải Hậu
- Tư Khẩn: Hải Châu, Hải Hậu
- An Bài: Cồn, Hải Hậu
- Xuân Hóa: Hải Xuân, Hải Hậu
- Xuân Thủy: Hải Xuân, Hải Hậu
- Phú Văn: Hải Ninh, Hải Hậu
- Trung Hòa: Hải Đường, Hải Hậu
- Xuân Chính: Hải Xuân, Hải Hậu
Địa chỉ liên lạc
- Văn phòng Tòa Giám Mục Bùi Chu: Xuân Ngọc – Xuân Trường – Nam Định
- Điện thoại văn phòng: (+84) 0228 3887 514
- Fax: (+84) 0228 3887 521
- Email: tgmbcvn@gmail.com
- Website của giáo phận: http://gpbuichu.org
Trong bài viết có thể sẽ còn một số thông tin chưa chính xác. Nếu các bạn thấy chỗ nào chưa chính xác thì cho mình biết với để mình cập nhật lại với nhé!
Thông tin được tham khảo trên một số website khác
Có thể bạn sẽ thích:
- Những nhà thờ đẹp nhất Nam Định
- Top 10 nhà thờ Công giáo lớn nhất thế giới
- Sơ lược về Giáo phận Bùi Chu – Nơi đón nhận hạt giống Tin Mừng đầu tiên
Thông tin liên hệ:
- Website: https://nhatho.org
- Group: Nhà Thờ Công Giáo
- Youtube: Nhà Thờ Công Giáo
- Fanpage: Nhà Thờ Công Giáo – NhaTho.Org
- Phone: +84.868.90.4858
- Email: phamanhquang1908@gmail.com
No Responses Yet